Laptop cho sinh viên lập trình viên cần ưu tiên chú ý tới CPU, RAM và màn hình
Laptop cho sinh viên kinh tế: Không giống với ngành IT; ngành này chủ yếu các bạn dùng Laptop để tìm kiếm tài liệu; thông tin cũng như sử dụng những phần mềm văn phòng cơ bản; làm bài tập; học tiếng anh;... Nên khi chọn máy cần CPU; RAM; Pin.
Sinh viên ngành kinh tế cần lưu ý về CPU, RAM và pin khi chọn laptop
Laptop cho sinh viên ngành đồ hoạ: đây là ngành đòi hỏi máy cấu hình khá cao; để đảm chạy mượt các phần mềm thiết kế; đồ hoạ như PhotoShop; AI; CorelDraw;... Nên chọn máy đó độ phân giải màn hình Full HD; để thể hiện màu sắc trung thực nhất; CPU có tốc độ xử lý nhanh; RAM có dung lượng lớn; đặc biệt máy có trang thêm card đồ hoạ rời để xử lý ảnh tốt; và SSD để truy suất mượt mà.
Các bạn sinh viên đồ họa khi chọn laptop cần chú ý về CPU, RAM, SSD, màn hình và đặc biệt là card đồ họa rời
Laptop cho dân kỹ thuật - cơ khí: Những phần mềm thường dành cho ngành này là AutoCad; Solidwork; Pro Engineer;... Do đó cần máy có độ phân giải cao; cùng với hỗ trợ đắc lực của card đồ hoạ; và cũng cần lưu ý đến CPU; RAM; ổ cứng; màn hình cả Card đồ hoạ rời.
Sinh viên kỹ thuật cơ khí cần quan tâm đến CPU, RAM, ổ cứng, màn hình, card đồ họa rời của laptop
Laptop dành cho sinh viên khoa học cơ bản: Sinh viên ngành này sẽ rất dex chọn máy; bởi vì nganh này không quá đòi hỏi laptop cao phục vụ cho môn học. Cũng giống với ngành kinh tế; nhu cầu của ngành này chủ yếu cũng là tim kiếm tài liệu; lướt web tìm kiếm thông tin; sử dụng tin học văn phòng;... Nên chủ yếu các bạn chỉ nên quan tâm CPU và RAM là đủ.
Sinh viên các ngành khoa học cơ bản nên chọn laptop có cấu hình thấp, chú ý về CPU và RAM laptop
CPU laptop có chức năng đặc biệt quan trọng là phân tích và xử lí dữ liệu
Màn hình: màn hình sẽ quyết định khối lượng và kích thước Laptop. Màn hình có kích thước phổ biến hiện nay là 13.3"; 14"; 15.6"; nếu bạn muốn mà rộng trại nghiệm tốt thì nên chọn 15.6"; đồng thời cũng nên quan tâm đến độ phân giải; tốt nhất nên chọn màn FHD.
Chọn laptop cần chú ý đến kích thước cũng như độ phân giải của màn hình
RAM ( Random Access Memory ): nơi lưu trữ thông tin tạm thời khi ứng dụng; hay chương trình nào đang hoạt động; sau đó những thông tin này được CPU lấy về và xử lý. Bộ nhớ RAM càng lớn thì nhiều chương tình chạy một lúc; thì dữ liệu sẽ được lưu trữ nhiều hơn. Và Laptop sẽ thực hiện mượt mà; máy ít chậm và giật lag hơn. Khi tắt máy thì dữ liệu RAM sẽ bị mất đi; thông thường Laptop sẽ được trang bị 4GB RAM.
RAM là bộ nhớ đệm có chức năng lưu trữ tạm thời của laptop
Ổ cứng: nó cũng có chứng năng lưu trữ; nhưng khác với RAM; ổ cứng chứa dữ liệu người dùng như tài liệu; hình ảnh hay hệ điều hành Windows; game;... Có 2 loại ổ cứng hiện nay là HDD và SSD. SSD có công nghệ vượt trội HDD và giá cả cũng cao hơn; nên các Laptop phổ thông thường trang bị HDD. Nhưng với ai sử dụng Win 10 thì nên nâng cấp lên SSD; để trách bị lỗi Full Disk.
Ổ cứng là nơi lưu trữ dữ liệu như hình ảnh, video, game,..
Card đồ hoạ ( VGA ): có 2 loại card - là Card Onboard ( gắn sẵn trên Laptop ); và Card rời ( được lắp ráp riêng nếu bạn có nhu cầu ). Card đồ hoạ có chức năng xử lý hình ảnh; màu sắc; độ phân giải; chất lượng ảnh hiển thi;... Với nhu cầu bình thường bạn không càn trang bị thêm card rời; nhưng với những ngành liên quan đồ hoạ thì nên gắn thêm Card rời.
Pin: là nơi cung cấp nguồn điện để duy trì trạng thái hoạt động Laptop. Pin Laptop thường được nhà sản xuất ghi thông số là 4 cell; 6 cell; hay 9 cell;... trong đó cell là tế bào cấu thành ra viên Pin của máy. Để đánh giá thời gian sử dụng Pin; ngoài xem số cell bạn còn dựa vào dung lượng Pin (mAh).
Pin laptop được cấu thành từ các cell pin, laptop thường có pin 3 cell, 4 cell, 6 cell,...
Laptop Dell bền, hiệu năng tốt và có giá thành hợp lí cho sinh viên
Laptop HP: Giống với Dell; hãng HP cũng có xuất xứ từ Mỹ. Có mặt trên thị trường tương đương với Dell; nhưng được đánh giá cao hơn về thiết kế; bắt mắt và đa dạng. HP có ưu điểm độ bên cao; giá thành hợp lý phù hợp với nhiều đối tượng khách hàng; tuy nhiên cũng có điểm trừ là thời lượng pin thấp; và hiệu năng không cao so với Laptop các hãng khác cùng cấu hình.
Laptop HP có thiết kế đẹp mắt và đa dạng và giá thành tương xứng với cấu hình
ASUS: thương hiệu nổi tiếng xuất xứ từ Đài Loan. Một điểm đáng tin tưởng của hãng là thời gian bảo hành Laptop lên tới 2 năm; ngoài ra còn ăn điểm với thiết kế đẹp - đa dạng và nhiều mẫu mã để người dùng lựa chọn; và giá cũng khá dễ chịu ở phân khúc phổ thông. Nhược điểm của hãng không ảnh hưởng mấy tới các bạn sinh viên; vì ở phân khúc cao cấp giá thành máy rất cao.
Laptop Asus có thiết kế sáng tạo và chế độ bảo hành lên đến 2 năm
MSI: Là hãng Laptop của Đài Loan chuyên sản xuất phục vụ cho người dùng chơi game; vậy nên các dòng Laptop của hãng luôn có hiệu năng cao; cân các ứng dụng và game nặng. Ưu điểm của MSI là luôn được trang bị card rời; phù hợp với các bạn học thiết kế đồ hoạ; dễ dàng nâng cấp phần cứng; âm thanh sống động và đặc biệt cũng được bảo hành lên tới 2 năm. Thuy nhiên giá thành khá cao các bạn sinh viên nên cân nhắc trước khi mua. Nếu yêu thích hãng, bạn có thể xem xét các dòng PS series và GF series.
Laptop MSI có cấu hình mạnh mẽ và tản nhiệt tốt cùng chế độ bảo hành đến 24 tháng
Hy vọng với những chia sẻ trên; phần nào đó giúp bạn không còn bỡ ngỡ với câu hỏi nên mua laptop nào cho sinh viên? Bài viết trên đã cung cấp cái nhìn tổng quan về các loại laptop cho sinh viên; cũng như thông tin cần biết khi mua laptop.
>>> Hướng dẫn build PC gaming tiết kiệm cho sinh viên, học sinh
Địa chỉ : 501, Khu Phố 2, Phạm Văn Thuận, Tp. Biên Hòa, Đồng Nai.
Email: hieuthanh@hieuapple.com.
Website: hieuapple.com.
FanPage: https://www.facebook.com/HieuAppleBH
Ý kiến bạn đọc
Những tin mới hơn
Những tin cũ hơn